Hentaiz

Mượn cách đặt tên cho người đăng quang trong giá iphone

【giá iphone】Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Hào quang Grand Prix de Rome

Mượn cách đặt tên cho người đăng quang trong thi cử tam trường thời phong kiến,ộchồihươngcủamộtKhôinguyênLaMãHàgiá iphone báo chí trong nước lúc bấy giờ gọi đây là giải Khôi nguyên La Mã, hay Đệ nhất giải La Mã.

Một tương lai xán lạn mở ra trên đường công danh của một kiến trúc sư (KTS) trẻ tại châu Âu. Nhưng 4 năm sau đó, Ngô Viết Thụ lại đứng trước một chọn lựa mang tính bước ngoặt cuộc đời.

GHI TÊN MÌNH VÀO GIẢI ROME

Xách va li lên đường du học, Ngô Viết Thụ lúc bấy giờ đã có vợ và một con gái đầu lòng. Nhạc phụ của ông, cụ Võ Quang Tiềm, sở hữu hiệu buôn nổi tiếng và nhiều nhà cửa ở phố chợ trung tâm khu Hòa Bình, Đà Lạt. Do đó, chàng sinh viên kiến trúc cũng yên tâm phần nào chuyện cơm áo gạo tiền cho vợ con, chỉ chuyên tâm học hành nghiên cứu.

Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Hào quang Grand Prix de Rome - Ảnh 1.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được bạn bè công kênh ăn mừng giải Khôi nguyên La Mã

Tư liệu

Trong thời gian chồng đi du học, bà Võ Thị Cơ một tay nuôi con, một tay phụ buôn bán trong gia đình. Cô tiểu thư năm xưa mà chàng sinh viên kiến trúc nghèo gốc Huế làm quen trên vỉa hè Đà Lạt bây giờ là người vợ tháo vát, tảo tần, không chỉ đủ sức gồng gánh việc nhà mà còn gửi thêm tiền cho chồng có khoản chi tiêu, chuyên tâm đèn sách.

Trải qua 5 năm học kiến trúc tại Trường Cao đẳng quốc gia Mỹ thuật (École Nationale Supérieure des Beaux-Arts) tại Paris, Ngô Viết Thụ được đào tạo trong cái nôi làm nên nhiều tên tuổi KTS và quy hoạch sư nổi tiếng Đông Dương nói riêng và thế giới nói chung. Giới làm nghề gọi các KTS, nghệ sĩ ra nghề từ trường này là phái Beaux-Arts, coi như nắm trong tay mảnh bằng uy tín để hòa nhập vào các môi trường nghề trên toàn cầu.

Vào thời điểm đó, sinh viên năm cuối nổi trội từ các ngành mỹ thuật, điêu khắc, chạm trổ, kiến trúc và âm nhạc của Beaux-Arts thường nuôi tham vọng lấy giải Prix de Rome. Là một giải thưởng danh giá, được lập ra năm 1663, các cuộc thi mở đường đến Prix de Rome kể từ năm 1804 thu hút nhiều nhân tài dưới 35 tuổi trong các lĩnh vực tham gia.

Giải Grand Prix de Rome kiến trúc được chú ý và có uy tín cao, vì phát hiện ra nhiều KTS tài năng, có ảnh hưởng. Trong một bài khảo luận của Ngô Viết Nam Sơn (cuốn Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại, Phanbook & NXB Dân Trí, 2023), có một liệt kê đáng chú ý: "Trong số những KTS Pháp nổi tiếng thế giới từng đoạt giải này, có Charles Garnier (1848), Tony Garnier (1899), Henri Prost (1902), Léon Jausseley (1903), Bernard Zehrfuss (1939), Olivier-Clément Cacoub (1953)…".

Trong giới KTS có công trình quy hoạch và kiến trúc trước đó tại VN, có KTS Ernest Hébrard người Pháp, nổi tiếng với các bản quy hoạch Đà Lạt, Sài Gòn, Hà Nội năm 1931, từng thắng giải Khôi nguyên La Mã (1904) và KTS Henri Cerutti-Maori chính là người lập bản quy hoạch Hà Nội năm 1942 đoạt hạng ba, giải La Mã (1922).

MỘT BƯỚC TIẾN CHUYÊN MÔN

Đường đến với giải thưởng Khôi nguyên La Mã của Ngô Viết Thụ trải qua 3 vòng thi: Vòng 1, thiết kế kiến trúc cảnh quan đường dẫn vào một cao tốc. Đây là đồ án cho phép người thi thiết kế nhanh trong 12 giờ. Ngô Viết Thụ được miễn vòng này do trước đó ông đã đoạt huy chương thiết kế Paul Bigot cho đồ án bảo tàng mỹ thuật của một nhà sưu tập và huy chương Achille - Leclerc cho bản đồ án Une Réserve (hai giải thưởng này đều của Viện Hàn lâm mỹ thuật Pháp). Vòng 1 thường chọn 60 trên hàng trăm người tham gia để vào vòng 2.

Vòng 2 với đề ra là thiết kế một nhà máy sản xuất gốm sứ quốc gia, từ vòng 2 sẽ rút gọn danh sách còn 10 người vào vòng 3. Vòng 3 có đề ra là thiết kế một quần thể thánh đường trên đảo của một thủ đô, gồm phác thảo đồ án trong 6 ngày và hoàn thiện bản vẽ theo ý tưởng đã phác thảo trên bản vẽ 3,5 x 7 m trong 100 ngày.

Trong vòng 3, cũng như các ứng viên khác, Ngô Viết Thụ phải làm việc một mình trong phòng riêng, cắt hết mọi kết nối lẫn hỗ trợ chuyên môn bên ngoài.

Chàng trai gốc Huế đến từ VN đã có một bản đồ án chinh phục 28/29 thành viên chuyên môn cực kỳ khó tính đến từ Viện Hàn lâm mỹ thuật Pháp và KTS từng đoạt giải Grand Prix de Rome.

Giải Rome danh giá là bước đệm để Ngô Viết Thụ có một tương lai xán lạn tại cái nôi kiến trúc châu Âu. Ông được công nhận là một tài năng mới trong lĩnh vực tinh hoa kiến trúc tại Pháp; được đặc cách không phải làm luận án tốt nghiệp; được Hiệp hội KTS Pháp trao tặng huy chương vàng kiến trúc SADG và mời làm việc; được bố trí chỗ ở tại villa Medicis của Viện Hàn lâm Pháp tại Rome để nghiên cứu các đồ án quy mô lớn, hằng năm báo cáo kết quả tại Viện Hàn lâm Pháp; được ưu tiên giao những dự án quan trọng trong vai KTS trưởng các công trình quốc gia Pháp.

Các cuộc triển lãm trong 3 năm liền của Ngô Viết Thụ tại Rome đều có tổng thống và các chính khách tới dự.

Nhìn lại trường phái Beaux Art mà phụ thân của mình từng theo đuổi và ghi dấu ấn, KTS Ngô Viết Nam Sơn trong cuốn sách nói trên đã cho rằng, vào thời kỳ đó, chương trình trong hệ thống Trường Cao đẳng Mỹ thuật Kiến trúc của Pháp chưa coi trọng đào tạo về quy hoạch và tư duy đa ngành. Cho nên, sớm ý thức về việc phải bổ sung kiến thức quy hoạch, KTS Ngô Viết Thụ cùng hai bạn học đã lấy thêm văn bằng về quy hoạch tại Viện Quy hoạch đô thị ở Paris và Bruxelles (Bỉ).

Dường như vị KTS trẻ đã nhìn thấy con đường tương lai của mình chỉ có kiến trúc thôi thì chưa đủ, mà sẽ cần rất nhiều về chuyên môn quy hoạch. (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap